Cuộc đời

1. Thời thơ ấu

Tôi sinh ra  ở quê nội: Làng Đồng Du, Thanh Lĩnh, Thanh Chương, đúng vào thời Cải Cách Ruộng Đất lịch sử. Cái đêm Mẹ sinh ra tôi, chỉ có duy nhất một người phụ nữ vừa đỡ đẻ, cắt rốn, chăm sóc mẹ tôi. Người phụ nữ ân nhân của tôi đó tên là bác Phái mà rất tiếc sau này tôi không tìm gặp lại được.
Gia đình tôi thuộc diện địa chủ. Ông nội, Võ Văn Điềm, có nhiều ruộng , trâu bò, co làm thêm nghề buôn gỗ. 

Ông ham học, có bằng tú tài nên người ta gọi là ông bà Tú Thanh (Thanh là con trai đầu, bác Võ Văn Thanh).

Mọi người trong gia đình đều rất tự hào về ông nội vì cách sống hiền lành, đối xử tốt với láng giềng, người làm công. 

Một sự kiện mà nhiều người cao tuổi trong vùng     đến nay vẫn nhắc là ông nội tôi đã từng bắt sống được hổ! Đó là một con hổ to hay vào các làng vào ban đêm để bắt trâu bò,… 

Ông tôi đã tự thiết kế và thuê thợ đóng một cái bẫy to bằng gỗ và thuê các trai làng khiêng vào rừng, buộc một chú nghé trong bẫy. Con hổ bị sập bẫy, được khênh về đặt giữa sân. Nhiều ngày sau đó, gia nhân liên tục phục vụ nước chè xanh miễn phí để đón khách tứ phương đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Rất tiếc là ông mất sớm, trước khi tôi ra đời. Nhưng trong CCRĐ ông vẫn được quy là “địa chủ thường”.

Ông nội tôi có 6 con, 3 trai 3 gái. Con trai  trường là Võ Văn Thanh, ông cho nối nghiệp nghề nông. Con trai thứ 2 , Võ Văn Hoàn, bố tôi, ông hướng cho học hành đầy đủ để làm nghề văn hoặc dạy học. Con trai thứ, Võ Văn Chinh, mất đột ngột khi chỉ mới hơn 20 tuổi.

Vì thế bố tôi từ nhỏ chỉ biết học, không phải làm bất kỳ việc gì liên quan đến đồng ruộng, đồn điền. Lúc đầu bố tôi học ở trường Vinh, sau đó vào Huế học và đậu diplom, cùng một thời với nhà văn Huy Phương.

Thời gian học ở Huế có một ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành của bố tôi. Ông được tiếp xúc với những người nổi tiếng như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thái Mai, Hoài Thanh,… Ông bắt đầu tham gia các sinh hoạt chính trị. Theo lý lịch thì ông vào Đảng năm 1947.

Toi có 3 người o (quê tôi chị và em gái bố đều gọi là o). O Du,  chị bố tôi, lấy chồng và làm hàng xóm với bác Thanh cho tới khi mất. Lần đầu tiên tôi gặp o là trong chiến tranh, khoảng 1967-68, lúc đó, tuy chưa cao tuổi lắm, nhưng sức khỏe đã yếu, đi lòng khòng.

Gia đình bác Thanh và o Du trước cũng khá giả, nhưng nhà cửa, ruộng vườn và tài sản nói chung bị chia hết cho bần cố nông trong CCRĐ, cọng thêm bị kỳ thị và phân biệt đối xử (theo chính sách chung thời đó), cho nên cuộc sống sau này cũng khó khăn.

Trong CCRĐ các hộ bị quy địa chủ đều bị cấm đi lại, vì thế nên khi tôi sinh ra không có người thân nào đến thăm giúp đỡ mẹ tôi.    

Mấy ngày sau bố tôi, lúc đó đang làm việc ở huyện Con Cuông, Tương Dương, nghe tin vợ sinh con trai rât mừng, đạp xe về để thăm. Cho đến thời điểm này, mẹ toi đã 6 lần sinh con gái nhưng chỉ nuôi được bốn. Hai chị đầu không nuôi được ngay từ khi mới sinh (y tế thời đó rất lạc hậu nên trẻ sơ sinh chết nhiều).    

Tuy vậy, bố tôi chỉ có thể dừng lại ở nhà o Mân ở một xã bên kia sông, hỏi thăm qua o Mân, vì nếu bố toi về nhà thì nguy cơ bị đội CCRĐ bắt giữ hầu như chắc chắn.    

Tình hình CCRĐ ngày càng căng thẳng. Mẹ toi, mặc dù có con nhỏ, vẫn phải tham gia các cuộc đấu tố. Cuộc sống như bị giam lỏng, đêm đêm nghe tiếng trống ngũ liên, tiếng súng trường xử bắn người vô tội, mẹ tôi suy nghĩ và tìm ra một quyết định sáng suốt.    

Mẹ tôi mời đội CCRĐ đến nhà,nói:”tôi từ bé đến bây giờ chỉ biết buôn bán lặt vặt ở Vinh. Từ khi lấy chồng theo chồng về đây nhưng cũng không biết làm ruộng. Nay hoà bình đã lập lại, toi có nguyện vọng được về Vinh sinh sống làm ăn. Tất cả tài sản của tôi bao gồm nhà cửa, đồ đạc trong nhà, ruộng vườn,…, toi xin cống hết cho đội”.    

Vì mẹ tôi đối xử tốt với tất cả mọi người, trong đó có cả những bần cố nông, vì tâm lý bần cố nông thời đấy là tham lam, tận dụng mọi cơ hội để vơ vét, nên đề nghị của mẹ tôi được dễ dàng chấp thuận và mẹ tôi được đội cấp cho giấy “thông hành” về Vinh.    

Thế là mấy ngày sau, bỏ lại sau lưng tài sản gây dựng được sau hơn 10 năm ở quê chồng, gồm một ngoi nhà đẹp xây theo kiến trúc thành thị có sân gạch rộng, cửa sổ kính chớp, tất cả đồ gỗ bàn ghế giường tủ, tủ chè sập gụ, cả nhà tôi gồm 6 mẹ con và o Dung lên một chiếc thuyền chài về Vinh. Mẹ tôi đưa o Dung về cùng để giúp đỡ việc nhà và trông tôi. Lúc đó tôi chỉ mới 5-6 tháng, còn chị Nga , chị đầu, chỉ mới 10 tuổi.    

Chỉ mấy ngày sau, có hai ông đội vác hai khẩu súng trường từ quê xuống Vinh, tìm đến chỗ mẹ tôi ở , hỏi: “con Dung đâu, nó là con địa chủ, không được phép ra khỏi làng”.    

Ngay lập tức, o Dung bị hai ông đội đi hai bên áp giải đi bộ về quê cách xa hơn 50 km. Lúc đó o chỉ mới 14 tuổi.    

2. Thời niên thiếu.    

Với sự giúp đỡ của gia đình bên ngoại, mẹ toi dựng được một căn nhà tranh ngay cạnh nhà ông bà ngoại. Mẹ tôi làm đủ nghề để nuôi con, từ nhận may vá quần áo, mở quán nước vỉa hè,… Nhưng cuộc sống kinh tế vẫn gặp muôn vàn khó khăn vì đông con. Năm đầu tiên khi chúng tôi ở Vinh, bố toi vẫn phải làm việc trên Tương Dương, cách Vinh khoảng 100km. Sau đó bố tôi được chuyển về Vinh, làm ở phòng tài vụ của nhà máy điện.    

Ông bà ngoại tôi có 4 người con. Mẹ tôi là chị gái đầu, kế đến là cậu Khánh, cậu Nhuần và cậu Quỳnh. Thời Pháp thuộc, các cậu đều được đi học, mặc dù nhà cũng nghèo. Ông ngoại tôi làm nghề buôn gỗ , vì thế mới quen ông nội và gả mẹ tôi cho bố tôi. Ông ngoại nghiện đánh bạc, bao nhiêu tiền làm ra đều ném hết vào cờ bạc. Vì thế bà ngoại tôi rất vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học.    

Mẹ tôi lúc đầu cũng được đi học. Mẹ tôi rất nhanh nhẹn, thông minh, có trí nhớ tuyệt vời. Cho đến bây giờ, đã 97 tuổi, mẹ tôi vẫn nhớ những bài thơ, ca dao, dân ca thời Pháp thuộc và kháng chiến chống Pháp.    

Nhưng vì nhà nghèo , mẹ tôi phải bỏ học giữa chừng để đi làm thêm giúp nuôi các em ăn học. Mẹ tôi làm nghề bán hàng rong, mang đồ ăn vặt đến bán ở các địa điểm đông người, ví dụ như các trường học trong giờ ra chơi.    

Cậu Khánh đi bộ đội từ khoảng 1946-47. Cậu thăng tiến rất nhanh, chỉ mấy năm sau đã là tiểu đoàn trưởng. Hoà bình lập lại, cậu được đi học ở một học viện quan sự ở Trung Quôc, khi về nước được phong thiếu tá, làm ở Cục tác chiến, bộ  tổng tham mưu. Cùng thời gian, cậu cưới mợ An, hoa khôi của Thị xã Vinh thời đó. Mợ An ở với ông bà ngoại, tôi nhớ hàng ngày mợ vẫn hay tắm cho tôi. Mợ dạy vỡ lòng. Lúc đó, học sinh vỡ lòng học đánh vần, đọc và viết, tương đương với lớp 1 bây giờ.    

Cậu Nhuần cũng đi bộ đội, nhưng sau khi hoà bình đã lập lại. Cậu sống với gia đình ở Vinh. Còn cậu Quỳnh thì không nghề nghiệp gì ổn định cả,    

Những kỷ niệm thời niên thiếu mà tôi nhớ không bao giờ quyên bắt đầu từ khi tôi biết chạy theo các anh lớn trong xóm. Tôi là cậu bé hiếu động, tò mò, ưu các trò chơi mạo hiểm. Dĩ nhiên, những trò chơi nghịch ngợm, các cuộc phiêu lưu của tôi đã đưa đến cho mẹ tôi nhiều lo âu buồn phiền, những buổi khóc sướt mướt chạy tìm con.    

Tôi hay theo các anh lớn chạy ra những cánh đồng ngoại ô, lội bì bõm. Đôi khi phải nhảy qua những bờ ruộng bị nông dân phá vỡ để thông nước từ ruộng này sang ruộng khác. Có hôm còn liều lĩnh nhảy xuống các con rạch tập bơi.    

Những buổi như thế, thường là mẹ tôi chạy tìm trong vô vọng cho đến khi tôi về, quần áo đầu tóc bê bết bùn đất. Mẹ tôi khóc sướt mướt, “mẹ lạy con, mẹ chỉ có một mình con, từ nay con đừng đi chơi như rứa, nguy hiểm lắm”. Tôi dạ dạ vâng vâng, nhưng vẫn không thể cưỡng lại lời rủ rê của các anh lớn và lòng say mê khám phá.    

Ở ngã tư gần nhà tôi có một anh lớn tên la Minh “què”. Bọn trẻ chúng tôi gọi như thế vì một chân của anh ấy bị tật bẩm sinh, chỉ bé bằng nửa chân kia. Nhà anh làm nghề chữa xe đạp. Hàng ngày anh vẫn lê chân giúp bố vá xăm, vặn ốc vít,…    

Tôi hay la cà ở cửa hàng anh Minh để chơi và ngắm bố con anh làm việc. Vì thế anh em thân nhau. Một hôm anh bất ngờ rủ tôi đi câu tôm, dĩ nhiên là tôi sung sướng nhận lời.    

Măc dù bị liệt một chân nhưng anh Minh đi rất nhanh, vai vác một đống cần câu ngắn. Tôi không giúp được gì vì còn quá bé. Chúng tôi đến một cái bàu ở một làng ngoại ô. Anh Minh cho mồi vào các cần câu và đi cắm xung quanh bàu, cách nhau chỉ khoảng hơn mét. Cắm hết lượt và chờ một lát, anh đi gỡ các cần câu và nhặt những con tôm mắc bấy cho vào giỏ.    

Thời đó nông dân không biết phân hoá học và thuốc trừ sâu là gì. Tôm cá ở ruộng, các con rạch lớn nhỏ rất nhiều. Tôi lẽo đẽo theo nhìn anh Minh bắt tôm cảm thấy rất thú vị.    

Bạn thân nhất thời niên thiếu của tôi là Lâm Hưng Quang. Lý do vì chúng tôi cùng tuổi, hai gia đình quen biết và chơi thân với nhau từ lâu. Bố Quang, bác Hồng, và bố toi cùng làm ở nhà máy điện. Quang có hai chị gái chị Ánh và chị Dung, em gái là Lộc, anh trai Hoành và em trai Phong. Chị Ánh bị ốm chết đột ngột, nghi là bị mèo dại cắn.    

Tôi rất hay sang nhà Quang chơi. Nhà Quang cũng chỉ là nhà tranh nhưng rộng rãi, có bàn bóng bàn. Chúng toi chơi bóng bàn, làm xiếc trên võng nhiều khi ngã chảy máu, bươu đầu. Cả gia đình Quang đối xử với tôi rất tốt.    

Tôi từ nhỏ đã có tính tò mò, hay quan sát. Lúc tôi 5 tuổi, chị Tuyết đang học vỡ lòng. Có lẽ học theo chị mà tôi biết đọc. Một hôm bố tôi dắt tôi đi chơi phố, thấy tôi tự đánh vần và đọc được tất cả các bảng hiệu, bố tôi rất ngạc nhiên. Từ đó bố tôi thường xuyên mua sách về cho toi đọc và cũng từ đó tôi biết đọc rất nhanh.    

Năm lên 6 tuổi (1960), tôi vào lớp vỡ lòng do mợ An dạy. Tuy nhiên, chỉ mới học chưa được tháng, mợ An nói với bố tôi,”thằng Phóng nó đã đọc thông viết thạo nén trong lớp nó chỉ nghịch và phá thôi, theo em anh nên xin cho nó vào luôn lớp 1.

Nghe lời mợ An, bố tôi xin cho tôi vào lớp 1, từ đó tôi đi học cùng với chị Tuyết và Quang. 

Gia đình tôi đang sống yên ổn thì một tai họa khủng khiếp xảy ra vào mùa Hè 1960: đám cháy lớn nhất trong lịch sử thị xã Vinh. Hồi đó, Vinh chủ yếu chỉ có nhà tranh. Nhà ngói tường gạch rất ít, chỉ có nhà giàu mới có. Mùa Hè, với gió lào thổi rất mạnh mang đến không khí nóng oi bức, chỉ cần một nhà có cháy nhỏ là lập tức đám cháy lan tỏa ra nhiều nhà khác.

Đám cháy xảy ra vào một buổi trưa Hè có gió Lào mạnh và trời nắng nóng.Tôi và chị Tuyết đang chơi  thì nghe thấy những tiếng trống dồn dập, báo hiệu có cháy lớn.  Ngẩng đầu lên nhìn thì đã thấy những cuộn lửa và khói đen khổng lồ đang tiến đến. Hai chị em hốt hoảng cầm tay nhau chạy.

Trên đường chạy, tôi kéo tay chị Tuyết chạy ghé vào nhà Quang để rủ nó chạy cùng, nhưng đến nơi thì cả nhà nó đã chạy rồi.

Hai chị em tiếp tục chạy theo dòng người, về phía Đông-Nam hướng Bến Thuỷ và ngoại ô. Đến một con sông nhỏ, có cầu gỗ Bắc qua, hai chị em chạy băng qua cầu thì được dan địa phương chặn lại, nói “ở đây an toàn rồi, các cháu vào nghỉ ngơi, ăn uống chờ bố mẹ. Họ đãi chúng tôi và những người chạy cháy khác khoai lang luộc và nước chè xanh.

Gần chiều, cả nhà tôi đã tập trung đông đủ chỉ thiếu hai chị em tôi. Mẹ tôi khóc sướt mướt chạy tìm con, gặp ai cũng hỏi “có nhìn thấy hai đứa trẻ, một trai một gái, chạy về hướng nào không?”. Cuối cùng cũng tìm ra một người đã nhìn thấy chúng tôi chạy và đưa mẹ tôi đến tận nơi. Cả nhà mừng rỡ vì sum họp đầy đủ.

Bà chủ nhà lại mang khoai và nước chè ra mời cả nhà, nhưng mẹ tôi nóng ruột, chỉ ăn uống qua loa rồi rối rít cám ơn và chào ra về. Bà chủ nhà chạy theo cho một nón lá đầy khoai lang luộc.

Khi đi qua cầu gỗ, tôi không đi mà bò qua vì cầu có nhiều khe hở có thể nhìn xuống sông. Mọi người cười ồ, vì khi chạy cháy toi đã chạy băng qua cái cầu đó rất nhanh.

Chập tối cả nhà tôi về đến nơi đã từng là nhà của minh. Cả một vùng rộng lớn tan hoang, nhà tôi chỉ còn lại cái nền nhà. Mọi tài sản đều bị thiêu trụi. Chỉ có một cái hòm gỗ có nẹp sắt bị cháy xung quanh nhưng bên trong vẫn còn nguyên,được đội cứu hỏa kéo ra ngoài nhà.   Đó là hòm đựng giấy tờ tài liệu của bố tôi. 

Mẹ tôi nhìn xung quanh, thấy cái cối đá vẫn còn nguyên, trầm trồ “cái gì cũng cháy hoặc vỡ mà cái cối vẫn nguyên!”. Nhưng khi mẹ tôi đến nhấc cối lên thì nó vỡ vụn thành bột đá!

Tối đến, nhà máy điện Vinh cho một xe tải nhỏ đến chở cả nhà tôi về khu tập thể của nhà máy. Chúng  tôi được cấp một căn phòng nhỏ ở tạm. Ngày hôm sau, có nhiều xe chở quần áo đến cấp cho chúng tôi. Vụ cháy quá lớn nên đã được chính phủ và các tổ chức từ thiện để ý. Sau đó gia đình tôi lại quay về nền đất cũ dựng một căn nhà trang nhỏ.

Tôi không tìm được số liệu thống kê số nhà bị cháy. Chỉ biết là toàn khu vực từ nhà thờ ( đầu phía Tây của thị xã Vinh) đến hết rạp chiếu phim ngoài trời, bị thiêu trụi, kể cả các ngôi nhà gạch kiên cố. Cạnh nhà tôi là nhà gạch 2 tầng rất to và kiên cố của ông Nghi Ký. Ông ấy có 3 người con trai. Ông ấy không cho các con chạy vì nghĩ là nhà ông không cháy được, cho đến khi cả bốn bố con không chịu nổi phải tung cửa lao qua lửa chạy ra ngoài. Cả 4 bố con đều bị bỏng nặng 30-40%. Nhà ông ấy sau vụ cháy chỉ còn đống gạch.

Nhà ông bà ngoại tôi tất nhiên cũng cháy. Cậu Khánh được cấp một căn hộ trong khu tập thể nhà 1 tầng ở phố 1A Hoàng Văn Thụ, ngay sau lăng Hồ Chủ Tịch. Căn hộ có hai phòng rộng và một mảnh vườn phía sau. Cậu đưa mợ An tôi

Khoảng cuối năm 1960 hoặc đầu năm 1961, gia đình tôi được phân một căn hộ trong khu nhà gạch mái ngói mới được xây trên vùng đất cũ. Mỗi căn hộ chỉ có một phòng, khá rộng, phía sau có nhà bếp , nhà vệ sinh và một khoảng sân nhỏ. Cả nhà mừng rỡ dọn về ở ngay.

Khoảng thời gian từ khi được phân nhà đến khi phải sơ tán vì chiến tranh gia đình tôi sống rất hạnh phúc . Mặc dù vẫn còn rất nghèo, nhưng các chị tôi tìm các việc làm để phụ giúp mẹ. Mẹ tôi gia nhập HTX may, chuyên may hàng gia công. Thu nhập dựa trên sản phẩm nên mẹ tôi làm thêm giờ.

Hồi đó bán kem rong rất phổ biến, nên các chị tôi và tôi

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

Leave a comment